Sự thay đổi diện mạo của ngành bán lẻ tại Việt Nam đã trải qua một hành trình đầy biến động từ truyền thống đến hiện đại, đặc biệt là trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và cuộc cách mạng số. Việc chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng mà còn là một yếu tố không thể tránh khỏi để các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Với dân số gần 100 triệu người, trong đó 50% là dân số trẻ có nhu cầu tiêu dùng đa dạng và luôn thay đổi. Trước khi sự bùng nổ của công nghệ thông tin và internet, người tiêu dùng tại Việt Nam thường dựa vào các cửa hàng truyền thống, chợ địa phương hoặc các siêu thị lớn để mua sắm hàng hóa. Tuy nhiên, với sự phát triển của internet và sự tiện lợi của mua sắm trực tuyến, ngày càng có nhiều người tiêu dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến thông qua các trang web thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động.
Tuy nhiên, báo cáo của Vietnam Report cho thấy, kể từ quý IV/2022, thị trường bán lẻ Việt Nam đã trải qua những tháng ảm đạm. Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành chịu áp lực nặng nề từ sức cầu yếu.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tiêu dùng cuối cùng nửa đầu năm 2023 chỉ tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước (trong khi cùng kỳ năm 2022 tăng 6,1%). Hơn nữa, mức độ cạnh tranh của các nhà bán lẻ diễn ra mạnh mẽ và liên tục trong nửa đầu năm 2023 càng siết chặt đáng kể tỷ suất lợi nhuận của các nhà bán lẻ. Doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng năm 2023 đạt 3.175,5 nghìn tỷ đồng và ghi nhận mức tăng trưởng dương (+8,7% so với cùng kỳ năm trước). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu 8 tháng đầu năm nay thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ các năm trước Covid-19, từ năm 2015-2019.
Điều này đã đặt ra yêu cầu phục hồi và phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh xuất nhập khẩu giảm và thị trường thế giới giảm cầu. Do đó, các doanh nghiệp bán lẻ cần có giải pháp chủ động, với những động thái thay đổi chiến lược để thích ứng với xu thế thời cuộc, thích ứng với sự thay đổi về thói quen và văn hóa của người tiêu dùng.
Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ tại Việt Nam không chỉ là về việc tạo ra các trang web thương mại điện tử mà còn là về việc tối ưu hóa quy trình bán hàng, giao hàng và thanh toán. Các doanh nghiệp bán lẻ ngày nay đang đầu tư mạnh mẽ vào các hệ thống quản lý kho hàng thông minh, hệ thống thanh toán điện tử và các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số nhằm thu hút và giữ chân khách hàng trong thời đại số hóa.
Không chỉ có các doanh nghiệp bán lẻ lớn mà còn có sự bùng nổ của các doanh nghiệp bán lẻ nhỏ và vừa (SMEs) trong ngành, nhờ vào sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Tiktokshop... Nhờ vào việc sử dụng các nền tảng này, các doanh nghiệp bán lẻ nhỏ có thể tiếp cận được một lượng khách hàng rộng lớn mà trước đây họ khó có thể tiếp cận được thông qua cửa hàng truyền thống.
.png)
Việc chuyển đổi số không đơn giản là việc tạo ra một trang web hoặc một ứng dụng di động. Đối với nhiều doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam, đây là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư lớn về cả về nguồn lực và kiến thức. Ngoài ra, việc cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến lớn cũng là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp bán lẻ nhỏ và vừa.
Tuy nhiên, dù có những thách thức, sự chuyển đổi số cũng mang lại nhiều cơ hội mới cho ngành bán lẻ tại Việt Nam. Việc tiếp cận được một lượng khách hàng rộng lớn hơn, việc tối ưu hóa quy trình kinh doanh và việc tăng cường tương tác với khách hàng qua các kênh trực tuyến là những điểm sáng mà các doanh nghiệp bán lẻ có thể tận dụng để phát triển trong thời đại số hóa.
Theo Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại tháng 11 năm 2023 của Bộ Công Thương, tổng quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam đạt khoảng hơn 140 tỷ USD, dự báo sẽ tăng lên khoảng 350 tỷ USD vào năm 2025. Con số này sẽ đóng góp khoảng 59% GDP cả nước.
Ngành Bán lẻ được kỳ vọng sẽ là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP của đất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ.
1. Về tiềm năng
- Quy mô và số lượng các cửa hàng được tiếp tục mở rộng
- Nhà đầu tư nước ngoài liên tục rót tiền vào thị trường trong nước
Tại lễ khai mạc “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế” vào 13/9/2023, nhà bán lẻ hàng đầu của Mỹ là Walmart cũng bày tỏ mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp tại Việt Nam cho 6 lĩnh vực, bao gồm: quần áo và phụ kiện; giày dép; hàng dệt may và phụ kiện; điện tử gia dụng; đồ nội thất; thực phẩm và hàng tiêu dùng, mong muốn kết nối, thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam tham gia mạng lưới thương mại điện tử của tập đoàn này với khoảng 120 triệu người dùng. Nếu trở thành đối tác cung ứng của Walmart, tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới này sẽ có các khoản đầu tư với các nhà đầu tư, tận dụng hệ sinh thái tại địa phương, tiếp cận thị trường dựa trên dữ liệu nguồn cung.
Nhiều đại gia đến từ Nhật Bản, Thailand, Hàn Quốc, Singapore đã hiện thực hóa mục tiêu mở rộng tại thị trường Việt Nam. Trong đó, phải kể đến những công ty lớn như: Aeon (Nhật Bản), Central Retail (Thailand)… Quỹ đầu tư quốc gia Singapore GIC và một số nhà đầu tư Thailand đang muốn mua 20% cổ phần của chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn thứ ba Việt Nam - chuỗi Bách Hóa Xanh với định giá khoảng 1,5 - 1,7 tỷ USD. Central Retail, nhà bán lẻ Thái Lan đã công bố sẽ đầu tư thêm 20.000 tỷ đồng vào thị trường bán lẻ Việt Nam trong 5 năm tới, đặt mục tiêu nhân rộng điểm bán từ 40 tỉnh, thành phố hiện nay lên 55 tỉnh, thành phố cả nước, với khoảng 600 cửa hàng. Thương vụ gần đến giai đoạn cuối và dự kiến sẽ sớm kết thúc, có thể trong quý I/2024.
- Sự mở rộng của thị trường thương mại điện tử
Theo báo cáo của tổ chức Kepios (Tổ chức chuyên theo dõi người dùng trực tuyến trên thế giới), số lượng người tiêu dùng kỹ thuật số tại Việt Nam năm 2023 là 72 triệu, tăng thêm 3,4 triệu người so với năm trước, chiếm 73% tổng dân số, trong đó, 52 triệu người đang sử dụng thương mại điện tử, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo báo cáo Thương mại điện tử năm 2023 do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) công bố cho thấy, có đến 74% dân số Việt Nam đang sử dụng internet thường xuyên tham gia mua sắm online. Sự dịch chuyển từ mua hàng trực tiếp chuyển sang trực tuyến xuất hiện xuyên suốt thời kỳ dịch bệnh và trở thành xu hướng ở thời điểm hiện tại.
Bên cạnh các nền tảng thương mại điện tử bán lẻ đã xuất hiện dữ liệu B2B kết nối các nhà bán lẻ truyền thống quy mô nhỏ với các nhà sản xuất hoặc bán buôn trên nền tảng tập trung. Trong số đó, nền tảng công nghệ của Công ty TNHH Telio Việt Nam năm 2022 đạt doanh số gần 300 triệu USD với tốc độ tăng trưởng 140% so với năm trước và có trên 40.000 khách hàng ở nhiều địa phương.
2. Về thách thức
- Doanh nghiệp Việt Nam chịu sức ép từ doanh nghiệp nước ngoài
Các nhà bán lẻ nước ngoài ồ ạt đổ vốn vào thị trường Việt Nam cũng gây nên sức ép nhất định đến thị phần cho doanh nghiệp nội địa. Doanh nghiệp FDI có lợi thế về năng lực cạnh tranh, về quy mô. Họ có lợi thế chuỗi liên kết toàn cầu với các nhà sản xuất. Trong khi đó, doanh nghiệp nội địa có quy mô nhỏ, năng lực yếu; đồng thời gánh các chi phí từ logistics, thuê mặt bằng cao. Điều này có thể khiến các doanh nghiệp nội đang ngày càng lép vế trên sân nhà.
- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật còn yếu
Tiếp theo là hệ thống hạ tầng thương mại như chợ đầu mối, trung tâm logistics, kho chứa hàng hóa chưa theo kịp nhu cầu phát triển làm gia tăng chi phí thương mại, hạn chế cạnh tranh; hạ tầng thương mại nông thôn chậm phát triển, tác động tới việc khai thác tiềm năng phát triển của thương mại trong nước.
Theo VECOM, chi phí logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành, dao động từ 10 - 20%. Trong khi đó, nhiều đơn vị kinh doanh thương mại điện tử hiện chỉ mới chú trọng vào phát triển các hệ thống giao nhận, kho bãi, quản lý hoạt động logistics. Chưa có nhiều đơn vị chú trọng vào phát triển các giải pháp công nghệ xử lý nghiệp vụ sau giao hàng như đổi trả, thu hồi, gây tác động trực tiếp đến quyền lợi và trải nghiệm của người dùng.
Để giải quyết vấn đề về nguồn lực của doanh nghiệp bán lẻ trong nước so với nhà bán lẻ nước ngoài còn yếu, doanh nghiệp nội địa cần cạnh tranh bằng lợi thế cốt lõi với phương châm nắm rõ thị trường, mô hình bán lẻ và phân khúc khách hàng của mình, tránh dàn trải với quy mô quá lớn. Những doanh nghiệp nội địa cần trở thành những nhà bán lẻ chuyên nghiệp nhất.
Đồng thời, để cạnh tranh, các nhà bán lẻ cần phải liên tục đổi mới các kênh bán hàng ngoại tuyến và trực tuyến, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng ở chặng cuối như giao hàng tận nơi, giao hàng trong ngày, ứng dụng các công cụ trực tuyến để giúp khách hàng lựa chọn/thử hàng/chuyển đổi/trả hàng (ví dụ quần áo, giày, dép), cũng như thanh toán điện tử nhanh chóng, thuận tiện nhất.
Đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động lưu thông, phân phối hàng hóa thông qua khuyến khích các hệ thống phân phối hiện đại tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển mạnh thương mại điện tử. Đồng thời, huy động các nguồn lực, đặc biệt sự hỗ trợ về kỹ thuật của các đối tác trong nước và nước ngoài, đặc biệt các sàn thương mại điện tử trong nước như Lazada, Sendo, Shopee, Tiki và các sàn thương mại điện tử nước ngoài như Amazon, Alibaba. Từ đó, huấn luyện, nâng cao nhận thức cũng như hỗ trợ kỹ thuật, kỹ năng về chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, các kỹ năng quảng bá bán hàng trên môi trường số, kỹ năng bán hàng livestream.
Xây dựng nền tảng bán hàng riêng để thuận tiện xây dựng thương hiệu, giảm chi phí, đặc biệt chú trọng đến vấn đề kích cầu tiêu dùng, giảm thuế... Doanh nghiệp có thể dễ dàng tích hợp các chức năng Review, Minigame, Vouchers... trên website của riêng mình để chủ động thực hiện các chương trình và chính sách đi kèm.
Điều cuối cùng cũng là điều quan trọng nhất. Doanh nghiệp cần sử dụng các nền tảng quản lý vận hành doanh nghiệp như Platform ISS 365 để thuận tiện quản lý các nguồn lực tài chính, hiệu suất nhân sự, quy trình làm việc, kiểm soát đơn hàng và vận chuyển, quản lý hàng tồn kho...
---------------------
Khám phá thêm nhiều giải pháp thông minh tại đây
Hoặc liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0981 009 299 để được hỗ trợ nhanh chóng!